Lưu trữ
Nghề báo – nghề nguy hiểm nhất 2012
Theo báo cáo công bố ngày 19-12 của Tổ chức nhà báo không biên giới (RSF), nghề báo vẫn là một trong những nghề nguy hiểm nhất thế giới với 135 người làm việc trong lĩnh vực báo chí thiệt mạng chỉ trong năm 2012. Xem chi tiết…
Ông Đại tá Thanh đáng bị chửi tục
Tôi không có vinh hạnh được nghe buổi lên lớp về Biển Đông của ông đại tá phó giáo sư, tiến sỹ, nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh cho các lãnh đạo đảng ủy khối, lãnh đạo đảng, tuyên giáo, cộng tác chính trị, quản lý sinh viên, đoàn, hội thanh niên các trường đại học cao đảng tại Hà Nội, ngày 16-12-2012, mà chỉ được nghe qua một băng ghi hình của con trai một người đồng đội. Xem chi tiết…
‘Không để nhen nhóm hình thành tổ chức đối lập chống phá’

Trung Quốc yêu cầu Nga ‘chia tay’ với Việt Nam

‘Thanh niên phải có lòng tự hào dân tộc cao độ’
“Yêu cầu quan trọng nhất là các bạn phải có hoài bão lớn, có ý chí và bản lĩnh với lòng yêu nước và tự hào dân tộc cao độ, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại buổi đối thoại với thanh niên, sáng nay.
Sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng Bộ trưởng KH&CN Nguyễn Quân, Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền, và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đối thoại với các đại biểu Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X.
Ông Nguyễn Sinh Hùng: Xem xét miễn nhiệm ngay khi không tín nhiệm
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng cần tiến hành xem xét, quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc cách chức người giữ chức vụ ngay tại kỳ họp khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND bỏ phiếu “không tín nhiệm”.
Chiều 12/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Phạt tù bốn kẻ âm mưu lật đổ chính quyền
Ngày 12/12, Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu đã mở phiên tòa sơ thẩm, xét sử công khai vụ án hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân đối với 4 bị cáo với mức án tổng cộng 19 năm tù.
Bốn bị cáo bao gồm Tráng A Chớ, sinh năm 1985, thường trú tại bản Nậm Xả, xã Mường Tong, huyện Mường Nhé (Điện Biên) cùng Giàng A Lồng (Nhè Chinh), sinh năm 1974, thường trú tại bản Pho 1, xã biên giới Pa Tần và Lý A Di, sinh năm 1980, Hầu A Giàng, sinh năm 1974 cùng thường trú tại bản Nà Phân, xã Pu Sam Cáp, huyện biên giới Sìn Hồ (Lai Châu).
Khai mạc Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X
Sáng nay (12/12), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc tại Hà Nội. Đây là một sự kiện chính trị quan trọng, ngày hội lớn của tuổi trẻ Việt Nam – nơi những quyết sách quan trọng về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của 5 năm tới được quyết định.
Chính phủ không bao giờ ban hành chính sách gây thiệt hại cho dân
Thực hiện ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tại kỳ họp thứ IV, Quốc hội khóa XIII.
Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội có gửi tới Thủ tướng Chính phủ phiếu chất vấn với nội dung:
Biểu tình – Ranh giới giữa lòng yêu nước và sự ảo tưởng
Có nhiều người xuống đường là vì lòng yêu nước thực sự, nhưng cũng chẳng ít kẻ a dua hoặc hò hét như con vẹt.
> ‘Lưỡi dao’ biểu tình: Chơi không cẩn thận thì đứt tay
Cái thằng ngang như cua, ngồi cả tiếng đồng hồ giải thích mà nó không chịu nghe, nó lại cứ gân cổ bảo hiến pháp cho dân quyền biểu tình là người dân có quyền xuống đường tụ tập biểu tình, diễu hành bất cứ lúc nào.
‘Lưỡi dao’ biểu tình: Chơi không cẩn thận thì đứt tay
Biểu tình ở Việt Nam, liên quan đến các xung đột trên biển Đông diễn ra theo một kịch bản gần như không đổi kể từ 2007.
Mô típ lặp lại và thông điệp ngầm
Bao giờ cũng vậy, các cuộc biểu tình đều bắt nguồn từ việc Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam (1). Sau đó, Nhà nước lên tiếng phản đối để thông báo cho toàn dân biết điều này. Trong dư luận hình thành làn sóng phẫn nộ với hành động hỗn xược của Trung Quốc, người dân có nhu cầu biểu thị tình cảm ái quốc và biểu tình là một lựa chọn. Hào hứng với cách thức này nhất là nhóm những người có tư tưởng chống đối nhà nước. Đây cũng là thường là nhóm tích cực kêu gọi tổ chức biểu tình (2). Tiếp đó, các cuộc biểu tình (thường có hơn một cuộc) diễn ra với sự tham gia của cả phái “chống nhà nước” – và những người – tạm gọi là phái “thân nhà nước” – ghét Trung Quốc, nhưng không chống chế độ.
Toàn dân bàn việc nước
Cuộc tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Tây Hồ (Hà Nội) của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 1/12 vừa qua, được nhắc đến như một cuộc hội nghị bàn việc nước.
Đã có một thời mà các cuộc tiếp xúc cử tri được tổ chức hết sức hình thức, chiếu lệ gây phản cảm trong dư luận công chúng. Ai đời đã hình thành hẳn một lực lượng cử tri “chuyên trách“ được mời ngồi ở hàng đầu hội trường nhiều lần đến nỗi các vị đại biểu Quốc hội đã quen tên, quen mặt. Và cả đại biểu Quốc hội, HĐND đều đọc các văn bản về kết quả kỳ họp và cử tri lại hoan nghênh tin tưởng và kiến nghị chút chút theo gợi ý về kinh tế xã hội.
Tham nhũng có xu hướng liên hệ với tội phạm có tổ chức
Sáng nay (6/12), tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Anh và Đại diện Bộ phát triển Anh quốc tại Việt Nam đã tổ chức buổi Đối thoại phòng, chống tham nhũng lần thứ 11 với chủ đề “Công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương – Thực trạng và giải pháp”.
Tới dự buổi đối thoại có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, đồng chí Huỳnh Phong Tranh – Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Antony Stokes – đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam cũng đại diện các Bộ, ban ngành của Chính phủ, đại diện cơ quan Đảng, Quốc hội, cơ quan Tư pháp Trung ương cùng đại diện các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
‘Bộ phận không nhỏ’ là bộ phận nào?
Bộ phận không nhỏ làm suy giảm lòng tin của người dân. Bộ phận không nhỏ đe dọa sự tồn vong của chế độ. Nhưng nếu như không ai biết bộ phận không nhỏ đó là bao nhiêu, là ai, ở đâu, thì “hòa cả làng”, chẳng biết ai tốt ai xấu, chẳng thấy “bộ phận không nhỏ” suy thoái.
Có một câu hỏi lớn được cử tri nêu ra trong lần Tổng Bí thư tiếp xúc cử tri Hà Nội: “Trong lần nghe truyền đạt Nghị quyết Trung ương 4 chúng tôi có hỏi báo cáo viên “bộ phận không nhỏ” làm giảm lòng tin của nhân dân. Nhưng bộ phận này chiếm bao nhiêu phần trăm, nhưng báo cáo viên không chỉ ra được”.
Nóng: Gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có biểu hiện chuẩn bị bỏ chạy
Ngày 22/9, Bộ Ngoại giao ra thông cáo cho biết, nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Hà Lan Mark Rutte, Thủ tướng Cộng hòa Uzbekistan Savkat Mizziyayev và Thủ tướng Ukraine Mikola Azarov, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân sẽ thăm chính thức ba nước này.
Chuyến thăm Vương quốc Hà Lan diễn ra từ ngày 27/9-1/10, Cộng hòa Uzbekistan từ ngày 2-4/10 và Ukraine từ ngày 4-6/10./.
(TTXVN/Vietnam+)